TAY CẦM BẦU RƯỢU NẮM NEM
Nhà nghiên cứu văn học dân gianHoàng Tiến Tựu nhận xét “Đây là một trongnhững bài ca dao đáng được xếp vào hạng nhất trong những bài ca dao hay của nướcta” (1). Vấn đề làm cho người ta băn khoăn nhiều nhất chính là những dị bản của bài cadao này. Nếu vào thi viện, chúng ta sẽ có một bản chính thức kèm theo đó là 8 dịbản(2). Bản chính ở đó có thêm 6 câu lục bát nữa. Bài ca dao 6 câu trên đây trong sách sưu tầm của nhà văn Vũ NgọcPhan có thêm 2 câu: “Gánh vàng đi đổ sôngNgô/ Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương”(3). Nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu đãrất có lí khi cho rằng “ Trong điều kiệnhiện tại, giải pháp phù hợp và có hiệu quả nhất là dựa vào cấu trúc nội dung vàhình thức, kết hợp với sự điều tra tìm hiểu về cách cảm thụ và sử dụng của nhândân để phân chia bài ca dao thành những bộ phận hợp lí, trên cơ sở đó mà tuyểngiảng từng phần, từng đoạn. Đó cũng chính là giải pháp mà những người làm sách“ Trích giảng văn học” cho nhà trường phổthông trung học đã áp dụng. Và lâu nay hầu hết những người tham gia bình giảngbài ca dao này (ở nhà trường cũng như trên sách báo) đều dựa vào đoạn tríchtrong cuốn “Trích giảng văn học” nói trên” (4).
Bạn đang xem: Tay cầm bầu rượu nắm nem
Tuy nhiên, ôngHoàng Tiến Tựu lại không chấp nhận cách phân đoạn vốn rất phổ biến đó. Nhà nghiêncứu cho rằng bài ca dao của ông Vũ Ngọc Phan sưu tầm gồm 2 mảng, mỗi mảng bốn câu.Vì thế ông chia đôi, và chỉ bình 4 câu đầu tiên.(5) Chúng tôi cho rằng việc phânchia như thế là không hợp lí. Bài ca dao trong sách của nhà nghiên cứu Vũ NgọcPhan có 8 câu, nhưng rõ ràng 2 câu “ Gánhvàng đi đổ sông Ngô/ Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương” làm thành một mảngriêng. Sông Ngô không liên quan trực tiếp về mặt địa lí với xứ Lạng. Và cũng khôngliên quan lắm đến chủ đề “tỏ tình” của chàng trai mời người bạn tình thăm xứ Lạng.
Trong khi đó, “bầu rượu, nắm nem” gắn liền với xứ Lạng. Nghĩa là thăm xứ Lạngthì trước tiên là thăm các thẳng cảnh, chùa chiền nổi tiếng : Phố Kỳ Lừa, nàngTô Thị, chùa Tam Thanh. Nhưng xứ Lạng còn nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực là uốngrượu và ăn nem. Một nơi du lịch lí tưởng là vừa thỏa mãn về phong cảnh ( phố KỳLừa, nàng Tô Thị), vừa thỏa mãn tâm linh ( chùa Tam Thanh), lại thỏa mãn cả nhucầu ẩm thực. ( Bây giờ xứ Lạng còn nổi tiếng với phở chua, vịt quay, lợn quay,khau nhục, cá suối, rau rừng,…)
Chúng tôi chorằng việc tách các mảng của bài ca dao nhiều mảng chủ đề có kết cấu khá lỏng lẻonhư các tác giả “ Trích giảng văn học” đãlàm về cơ bản là hợp lí.

Dưới đây chúngtôi nêu lên một số cảm nhận về bài ca dao này theo văn bản sáu câu khá ổn định được mọi người thừa nhận.
Xét về thi phápca dao, chủ thể phát ngôn của bài ca dao này là một chàng trai. Chàng đang mờigọi “ nàng” cùng với mình làm một chuyếnchơi thăm xứ Lạng. Xứ Lạng có gì hấp dẫn. Hai câu đầu tiên có đến 3 từ “có”. PhốKỳ Lừa là nơi giao thương buôn bán nhộn nhịp. Nàng Tô Thị chờ chồng hóa đá là mộtthắng cảnh gắn liền với câu chuyện cổ tích, thể hiện lòng chung thủy của ngườiphụ nữ. Và chùa Tam Thanh, ngôi chùa nổi tiếng trong động Tam Thanh thu hút nhiềucon nhang đệ tử thập phương.
Điều lí thú làchàng trai không mời trực tiếp “ Em lên xứ Lạng” mà lại mời bâng quơ “ Ai lên xứLạng”. Theo chúng tôi, vấn đề là ở chỗ câu sau lại có từ “em” nữa. Vì vậy sẽ là “trùng lặp”khi mời:
Mời “Ai” bâng quơ nhưng xưng “anh” rồi lại nói tới “Bõ công bác mẹ sinh thành ra em” là mộtcách nói tình tứ, “nửa kín nửa hở”. ( Chúng ta nhớ lại bài ca dao “ Tát nước đầuđình”, chàng trai cũng nhờ một người – côấy, trả công cho một người khác – em, rất “vơ vào” – Mai mượn cô ấy về khâu chocùng/ Khâu rồi anh sẻ trả công/ Ít nữa lấy chồng anh sẽ giúp cho/Giúp em một thúng xôi vò…). Chàng trai mờibạn tình thăm xứ Lạng với các thắng cảnh nổi tiếng như thế. Anh ta khéo léo nânggiá trị của chuyến đi lên rất cao. Có đi lên xứ Lạng, mới “bõ công bác mẹ sinh thành”.Nhà nghiên cứu văn học dân gian Hoàng Tiến Tựu cho rằng như vậy là chàngtrai đã “quá quan trọng hóa và làm cho“to chuyện”! Ông lập luận rằng ở tacó nhiều nơi có nhiều thắng cảnh. “Khôngđi các xứ khác ( xứ Bắc, xứ Đông, xứThanh, xứ Nghệ, xứ Huế v.v…) thì sao?” Rồinhà nghiên cứu tự trả lời “ Chàngtrai trong bài ca dao đã nói nhỏ với chúng ta rằng : Xin bạn hãy chú ý đến chữ“cùng”! Thì ra chủ định của chàng trai và chủ đề của lời hát được tập trung và ẩnkín ở trong từ này”(6). Quả là chính xác! Nhưng trong ca dao, trong lời mời,chàng trai hoàn toàn có quyền nói quá lên về xứ Lạng như thế để thuyết phục đốitượng. Một dị bản ghi câu này là “Tiếccông bác mẹ sinh thành ra em”. Bõcông hay tiếc công thì cũng đều nói chuyện không đi cùng anh lênxứ Lạng là một thiệt thòi rất lớn của một đời người.
Xem thêm: Bài Dự Thi Đại Sứ Văn Hóa Đọc 2021 Đề 1 Đề 1, 2, 3, Cuộc Thi Đại Sứ Văn Hóa Đọc 2021 Đề 1, 2, 3
Đến chỗ này thì cần lí giải vì sao hai câu:
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò
lại gắn liền một cách hữu cơ với 4 câu trên như các tác giả “Trích giảng văn học” đã phân chia.
Trước khi phântích 2 câu này, tưởng cũng nên nhắc ở đây, nhà giáo Nguyễn Đức Quyền khi bình bàica dao đã chú ý đến từ “nắm nem”. Đại ý ôngcho rằng mọi người hiểu nắm nem là loạinem ăn. Nhưng có người địa phương đã mách ông rằng nem ở đây là “nem hương”. Chàngtrai nói chùa Tam Thanh, nên nói chuyện đilễ mang rượu và hương chứ không phải là nói chuyện ăn uống. Nhà giáo Nguyễn ĐứcQuyền là người có nhiều tìm tòi. Tuy nhiên, ở đây ông đã không chính xác. Nếu“nem” là lượng từ tương tự với thẻ, bó,đi liền với “hương” ( nem hương, thẻ hương, bó hương,…), thì “nắm nem” sẽ khôngthể chỉ “ bó hương” hay “thẻ hương”. Hailượng từ này sẽ chẳng có nghĩa. Mặt khác, vào chùa người ta chỉ thắpnhang; nếu đủ lễ năm thứ thì đó là hương, đăng ( nến), hoa, quả, nước; không ai đem rượu đi lễ chùa.
Bây giờ trở lạibài ca dao. Bốn câu trên vừa nói phong cảnh xứ Lạng rất đáng thăm, đến nỗi khôngđi “cùng anh” thì “tiếc công”, đi “cùng anh” thì “bõ công”. Song xứ Lạng còn rấthấp dẫn bởi ẩm thực và cái thú vui “ bầurượu, nắm nem”. Sau lời mời rất “khéo léo” kia, chàng trai lại “thắt buộc” lờimời bằng việc nói cái thú vui của xứ Lạng:
Có thể hiểu rằng anh tha thiết mời em lên xứ Lạng vì xứ Lạngđẹp, xứ Lạng vui, xứ Lạng hấp dẫn. Em đi “cùng anh” thì vừa vui, vừa kiểm soátđược anh, vừa tránh cho anh sa đà. “ Mảng vui” là “mải vui”, là “quá vui”. Vui như thế nên quên hết lời dặn dò( rộng racó thể là quên hết lời hẹn hò). Bởi vậymà nhất định em phải “cùng anh” lên xứ Lạng đó nha! Cái mạch tỏ tình, mời gọi vẫn liền sang hai câu năm và sáu. Bởi thế mà các tác giả “ Trích giảngvăn học” đã rất có lí phân mảng bài ca dao nhiều dị bản, nhiều chủ đề.
Bài ca dao nàyvừa nói chuyện tình yêu quê hương xứ Lạng giàu đẹp, vừa tỏ tình một cách riêngtư, kín đáo. Bởi vậy mà nó thuộc loại bài ca dao hay nhất của xứ ta.
Xem thêm: Diện Tích Hình Chữ Nhật: Công Thức Tính Diện Tích Hình Chữ Nhật Là
------
1) HoàngTiến Tựu – Bình giảng ca dao, nxb Giáodục, 1992, trang 106.
Bạn đang xem: Tay cầm bầu rượu nắm nem
Tuy nhiên, ôngHoàng Tiến Tựu lại không chấp nhận cách phân đoạn vốn rất phổ biến đó. Nhà nghiêncứu cho rằng bài ca dao của ông Vũ Ngọc Phan sưu tầm gồm 2 mảng, mỗi mảng bốn câu.Vì thế ông chia đôi, và chỉ bình 4 câu đầu tiên.(5) Chúng tôi cho rằng việc phânchia như thế là không hợp lí. Bài ca dao trong sách của nhà nghiên cứu Vũ NgọcPhan có 8 câu, nhưng rõ ràng 2 câu “ Gánhvàng đi đổ sông Ngô/ Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương” làm thành một mảngriêng. Sông Ngô không liên quan trực tiếp về mặt địa lí với xứ Lạng. Và cũng khôngliên quan lắm đến chủ đề “tỏ tình” của chàng trai mời người bạn tình thăm xứ Lạng.
Trong khi đó, “bầu rượu, nắm nem” gắn liền với xứ Lạng. Nghĩa là thăm xứ Lạngthì trước tiên là thăm các thẳng cảnh, chùa chiền nổi tiếng : Phố Kỳ Lừa, nàngTô Thị, chùa Tam Thanh. Nhưng xứ Lạng còn nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực là uốngrượu và ăn nem. Một nơi du lịch lí tưởng là vừa thỏa mãn về phong cảnh ( phố KỳLừa, nàng Tô Thị), vừa thỏa mãn tâm linh ( chùa Tam Thanh), lại thỏa mãn cả nhucầu ẩm thực. ( Bây giờ xứ Lạng còn nổi tiếng với phở chua, vịt quay, lợn quay,khau nhục, cá suối, rau rừng,…)
Chúng tôi chorằng việc tách các mảng của bài ca dao nhiều mảng chủ đề có kết cấu khá lỏng lẻonhư các tác giả “ Trích giảng văn học” đãlàm về cơ bản là hợp lí.

Dưới đây chúngtôi nêu lên một số cảm nhận về bài ca dao này theo văn bản sáu câu khá ổn định được mọi người thừa nhận.
Xét về thi phápca dao, chủ thể phát ngôn của bài ca dao này là một chàng trai. Chàng đang mờigọi “ nàng” cùng với mình làm một chuyếnchơi thăm xứ Lạng. Xứ Lạng có gì hấp dẫn. Hai câu đầu tiên có đến 3 từ “có”. PhốKỳ Lừa là nơi giao thương buôn bán nhộn nhịp. Nàng Tô Thị chờ chồng hóa đá là mộtthắng cảnh gắn liền với câu chuyện cổ tích, thể hiện lòng chung thủy của ngườiphụ nữ. Và chùa Tam Thanh, ngôi chùa nổi tiếng trong động Tam Thanh thu hút nhiềucon nhang đệ tử thập phương.
Điều lí thú làchàng trai không mời trực tiếp “ Em lên xứ Lạng” mà lại mời bâng quơ “ Ai lên xứLạng”. Theo chúng tôi, vấn đề là ở chỗ câu sau lại có từ “em” nữa. Vì vậy sẽ là “trùng lặp”khi mời:
Mời “Ai” bâng quơ nhưng xưng “anh” rồi lại nói tới “Bõ công bác mẹ sinh thành ra em” là mộtcách nói tình tứ, “nửa kín nửa hở”. ( Chúng ta nhớ lại bài ca dao “ Tát nước đầuđình”, chàng trai cũng nhờ một người – côấy, trả công cho một người khác – em, rất “vơ vào” – Mai mượn cô ấy về khâu chocùng/ Khâu rồi anh sẻ trả công/ Ít nữa lấy chồng anh sẽ giúp cho/Giúp em một thúng xôi vò…). Chàng trai mờibạn tình thăm xứ Lạng với các thắng cảnh nổi tiếng như thế. Anh ta khéo léo nânggiá trị của chuyến đi lên rất cao. Có đi lên xứ Lạng, mới “bõ công bác mẹ sinh thành”.Nhà nghiên cứu văn học dân gian Hoàng Tiến Tựu cho rằng như vậy là chàngtrai đã “quá quan trọng hóa và làm cho“to chuyện”! Ông lập luận rằng ở tacó nhiều nơi có nhiều thắng cảnh. “Khôngđi các xứ khác ( xứ Bắc, xứ Đông, xứThanh, xứ Nghệ, xứ Huế v.v…) thì sao?” Rồinhà nghiên cứu tự trả lời “ Chàngtrai trong bài ca dao đã nói nhỏ với chúng ta rằng : Xin bạn hãy chú ý đến chữ“cùng”! Thì ra chủ định của chàng trai và chủ đề của lời hát được tập trung và ẩnkín ở trong từ này”(6). Quả là chính xác! Nhưng trong ca dao, trong lời mời,chàng trai hoàn toàn có quyền nói quá lên về xứ Lạng như thế để thuyết phục đốitượng. Một dị bản ghi câu này là “Tiếccông bác mẹ sinh thành ra em”. Bõcông hay tiếc công thì cũng đều nói chuyện không đi cùng anh lênxứ Lạng là một thiệt thòi rất lớn của một đời người.
Xem thêm: Bài Dự Thi Đại Sứ Văn Hóa Đọc 2021 Đề 1 Đề 1, 2, 3, Cuộc Thi Đại Sứ Văn Hóa Đọc 2021 Đề 1, 2, 3
Đến chỗ này thì cần lí giải vì sao hai câu:
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò
lại gắn liền một cách hữu cơ với 4 câu trên như các tác giả “Trích giảng văn học” đã phân chia.
Trước khi phântích 2 câu này, tưởng cũng nên nhắc ở đây, nhà giáo Nguyễn Đức Quyền khi bình bàica dao đã chú ý đến từ “nắm nem”. Đại ý ôngcho rằng mọi người hiểu nắm nem là loạinem ăn. Nhưng có người địa phương đã mách ông rằng nem ở đây là “nem hương”. Chàngtrai nói chùa Tam Thanh, nên nói chuyện đilễ mang rượu và hương chứ không phải là nói chuyện ăn uống. Nhà giáo Nguyễn ĐứcQuyền là người có nhiều tìm tòi. Tuy nhiên, ở đây ông đã không chính xác. Nếu“nem” là lượng từ tương tự với thẻ, bó,đi liền với “hương” ( nem hương, thẻ hương, bó hương,…), thì “nắm nem” sẽ khôngthể chỉ “ bó hương” hay “thẻ hương”. Hailượng từ này sẽ chẳng có nghĩa. Mặt khác, vào chùa người ta chỉ thắpnhang; nếu đủ lễ năm thứ thì đó là hương, đăng ( nến), hoa, quả, nước; không ai đem rượu đi lễ chùa.
Bây giờ trở lạibài ca dao. Bốn câu trên vừa nói phong cảnh xứ Lạng rất đáng thăm, đến nỗi khôngđi “cùng anh” thì “tiếc công”, đi “cùng anh” thì “bõ công”. Song xứ Lạng còn rấthấp dẫn bởi ẩm thực và cái thú vui “ bầurượu, nắm nem”. Sau lời mời rất “khéo léo” kia, chàng trai lại “thắt buộc” lờimời bằng việc nói cái thú vui của xứ Lạng:
Có thể hiểu rằng anh tha thiết mời em lên xứ Lạng vì xứ Lạngđẹp, xứ Lạng vui, xứ Lạng hấp dẫn. Em đi “cùng anh” thì vừa vui, vừa kiểm soátđược anh, vừa tránh cho anh sa đà. “ Mảng vui” là “mải vui”, là “quá vui”. Vui như thế nên quên hết lời dặn dò( rộng racó thể là quên hết lời hẹn hò). Bởi vậymà nhất định em phải “cùng anh” lên xứ Lạng đó nha! Cái mạch tỏ tình, mời gọi vẫn liền sang hai câu năm và sáu. Bởi thế mà các tác giả “ Trích giảngvăn học” đã rất có lí phân mảng bài ca dao nhiều dị bản, nhiều chủ đề.
Bài ca dao nàyvừa nói chuyện tình yêu quê hương xứ Lạng giàu đẹp, vừa tỏ tình một cách riêngtư, kín đáo. Bởi vậy mà nó thuộc loại bài ca dao hay nhất của xứ ta.
Xem thêm: Diện Tích Hình Chữ Nhật: Công Thức Tính Diện Tích Hình Chữ Nhật Là
------
1) HoàngTiến Tựu – Bình giảng ca dao, nxb Giáodục, 1992, trang 106.