Quê hương la chùm khế ngọt
Bạn đang xem: Quê hương la chùm khế ngọt




Mời quý vị theo dõi qua cuộc nói chuyện vớichính tác giả bài thơ.
Sinh năm 1955 tại Sài Gòn, ĐỗTrung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông. Năm 1976, ông tham giaphong trào thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. Một số bài thơ của ông đãtrở thành nổi tiếng như Hương Tràm (1978) được Vũ Hoàng phổ nhạc, ChútTình Đầu cũng với Vũ Hoàng phổ nhạc thànhbài “Phượng Hồng” (1988), Bài Học Đầu Cho Con (1986) được Giáp Văn Thạch phổnhạc thành bài “Quê hương”.
Bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con”vàca khúc Quê Hương
Vào đầu thập niên 1990 khibài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đưa vào ca khúc đãchiếm được cảm tình của người nghe và nhanh chóng trở thành bài hát được phổ biếnnhiều nhất liên tiếp trong nhiều năm trời. Từ trong cũng như ngoài nước, bàithơ đã khơi động mạnh mẽ tâm trạng nhớ quê của hàng triệu người Việt xa xứ bởilời lẽ tưởng chừng bình dị nhưng lại rất khéo léo gợi tâm lý quê hương qua hìnhảnh quen thuộc của người mẹ Việt Nam. Có một điều đáng nói là tuy nổi tiếngnhưng bài thơ cũng gặp không ít phê phán gay gắt, nhất là những người xa nước bởimột câu cuối kết thúc của bài thơ. Người nghe thật sự bị hụt hẫng khi đangtrong tâm trạng bị thuyết phục bởi những hình ảnh quen thuộc thân thương trongký ức bỗng dưng nơi cuối cùng của bài thơ một âm thanh nghiêm khắc vang lên nhưkết án những con người lưu lạc...thế là người ta vừa thích vừa ghét, vừa muốnnghe tiếp lại vừa bực bội tắt máy khi sắp đến những dòng cuối cùng...
Chúng tôi có dịp nói chuyện vớinhà thơ Đỗ Trung Quân về thi ca, văn nghệ trong cũng như ngoài nước. Đáng lẽ đềtài được nói đến sẽ là nhiều bài thơ cũng như hoạt động văn nghệ của anh, nhưngkhông hiểu sao chúng tôi lại muốn hướng đến câu hỏi mà nhiều năm nay tôi vẫn đểđó chờ dịp được hỏi. Câu hỏi này chúng tôi chắc cũng rất nhiều người muốn nghe,và nhân đây mời quý vị theo dõi.
Xem thêm: Kính Vạn Hoa Là Gì ? Kính Vạn Hoa Là Cái Gì
Mặc Lâm: Thưa anh ĐỗTrung Quân, cảm ơn anh đã dành cho chương trình VHNT của Đài Á Châu Tự Do. Nóivề những hoạt động văn nghệ của anh tôi tin rằng sẽ rất lý thú, nhưng cũng nhưanh đã biết thời gian của chương trình không cho phép, vậy thì nên chăng xin đềnghị là chúng ta sẽ nói về một bài thơ của anh mà thôi, vì chính bài thơ này đãlàm nên tên tuổi của Đỗ Trung Quân. Nếu được, xin anh đọc lại cho thính giảnghe tác phẩm “Bài Học Đầu Cho Con” vì theo tôi biết giọng đọc của anh cũng hấpdẫn không kém khi anh làm thơ...
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Bài thơ có tựa là “Bài Học Đầu Cho Con”.
Một khổ thơ “Quê hương là cầutre nhỏ...” tôi dùng thể thơ 6 chữ thì tự nhiên tôi bỏ lửng. Thông thường mộtkhổ thơ có bốn câu, thế thì thấy tôi bỏ lửng như vậy thì chị Việt Nga đã thêmvào.
Xem thêm: Cho 7.65 Gam Hỗn Hợp X Gồm Al Và Al2O3 (T, 502 Bad Gateway
Nhàthơ Đỗ Trung Quân
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Sau này thì bài thơ trở thànhngoại giao, trở thành mang một chút sứ mệnh chính trị, thì xin thưa với quý vịlà điều đó nằm ngoài ý muốn của tác giả, bởi vì một bài thơ được viết và khi đểnó ra, nó sống hay nó chết, cái đó không nằm trong tầm tay của người sáng tác.Thật sự tôi cũng rất ngạc nhiên là bài thơ này có một số phận rất là đặc biệt,nó được nhiều người biết đến, nó được loan đi rất là xa, nó có thể gây yêu mếnnhưng đồng thời nó cũng có thể gây ngộ nhận.