Mối Quan Hệ Giữa Chất Và Lượng

     

- Mọi sự vật hiện tượng đều là thể thống nhất giữa hai mặt lượng và chất, cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng bao giờ cũng đi từ sự biến đổi dần dần về lượng đến một độ nhất định mới dẫn đến sự biến đổi về chất. Chất mới ra đời lại tạo điều kiện mới, khả năng mới cho sự biến đổi về lượng.

Bạn đang xem: Mối quan hệ giữa chất và lượng

- Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất giữa chất và lượng (chất nào lượng ấy, lượng nào chất ấy không có chất lượng nói chung tồn tại tách rời nhau)

Ví dụ: Khi nói lớp A có 20 học sinh là nói đến sự thống nhất giữa chất và lượng của lớp đó.

- Chất và lượng bao giờ cũng thống nhất trong độ nhất định.

Độ chính là khái niệm để chỉ phạm vi giới hạn, trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật vẫn là nó chưa là cái khác.


Ví dụ: Người học sinh cấp 1 khi vào trường học tập, trong 5 năm học người học sinh đó phải tích lũy những kiến thức những môn học theo quy định. Sự tích lũy những kiến thức đó chính là sự thay đổi về lượng nhưng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Khoảng năm năm học tập và tích lũy đó gọi là độ.

- Chất mới ra đời tạo điều kiện mới, khả năng mới cho lượng biến đổi.

Chất mới được bổ sung những đặc trưng mới, những yếu tố mới. Mặt khác kế thừa được những yếu tố tích cực của sự vật cũ do đó nó thúc đẩy lượng mới phát triển nhanh hơn, mạnh hơn so với lượng của chất cũ.

Ví dụ: Người học sinh cấp 3 khi ra trường trở thành người nhân viên kỹ thuật sẽ được bổ sung những yếu tố mới về mặt phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn… sẽ giúp người nhân viên biến đổi nhanh hơn về chất.

*

Để hiểu thêm về Chất và Lượng các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !


Mục lục nội dung


1. Chất là gì?


2. Lượng là gì?


3. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng


4. Ý nghĩa phương pháp luận


1. Chất là gì?

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

2. Lượng là gì?

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.

3. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Giữa chất và lượng có mối quan hệ biện chứng với nhau, cụ thể như sau:

– Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa chất và lượng. Sự thay đổi và lượng tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, quá trình diễn ra: lượng thay đổi dần dần, vượt quá giới hạn độ tại điểm nút làm cho chất cũ mất đi, chất mới ra đời, quy định một lượng mới, lượng mới tích lũy vượt quá giới hạn độ tại điểm nút và lại sinh ra chất mới… quá trình này diễn ra liên tục tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ: Nước ở 0 độ C chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, nước ở 100 độ C chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi).

Xem thêm: Bộ Đổi Nguồn 220V Sang 110V Nhỏ Gọn Tphcm, Đổi Nguồn 220V Sang 110V

- Độ chính là khái niệm để chỉ phạm vi giới hạn, trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật vẫn là nó chưa là cái khác.

Ví dụ: Dưới 0 độ C, từ 0 độ C đến 100 độ C, trên 100 độ C.

+ Điểm nút là điểm mà tại đó diễn ra sự thay đổi về chất, chất cũ mất đi và chất mới ra đời, thời điểm mà tại đó xảy ra bước nhảy.

Ví dụ: 0 độ C, 100 độ C.

+ Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Có 2 dạng bước nhảy: bước nhảy toàn bộ – cục bộ, bước nhảy tức thời – dần dần. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động.

Ví dụ: từ rắn sang lỏng, từ lỏng sang khí (hơi).

- Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới ra đời sẽ quy định một lượng mới biểu hiện trên phương diện làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, làm thay đổi giới hạn đó, điểm nút tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật.

*

4. Ý nghĩa phương pháp luận

– Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất do đó trong hoạt động thực tiễn về nhận thức chúng ta từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật tránh tư tưởng chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn.

– Phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại tránh tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh.

– Cần có thái độ khách quan khoa học và quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có đầy đủ các điều kiện.

Xem thêm: Câu 2: Con Ngựa Đen Gọi Là Gì, Ngựa Trắng Gọi Là Bạch Mã, Vậy Ngựa Đen Gọi Là Gì

----------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!