Dàn ý tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích trao duyên

     

Dàn Ý Trao Duyên ❤️️ 18 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Những Cách Lập Dàn Bài Chi Tiết Và Đầy Đủ Để Phân Tích, Cảm Nhận Tác Phẩm.

Bạn đang xem: Dàn ý tâm trạng của thúy kiều trong đoạn trích trao duyên


Mẫu Dàn Ý Bài Trao Duyên Hay Nhất – Mẫu 1

Giới thiệu đến bạn mẫu lập dàn ý cho bài Trao Duyên đầy đủ và chi tiết nhất.

I/ Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu tác giả tác phẩm

Ví dụ: Có lẽ trong “tiếng kêu đứt ruột” xuyên suốt “Truyện Kiều”. Thì trích đoạn “Trao duyên”là tiếng kêu đứt ruột đầu tiên mở màn một chuỗi dài những đau thương chất chồng lên cuộc đời truân chuyên của người con gái tài sắc. …

II/ Thân bài


1.Lời thỉnh cầu trao duyên của Thúy Kiều với Thúy Vân

“Cậy” vừa có nghĩa là nhờ, vừa bộc lộ tâm trạng quằn quại khó nói. Lại vừa gửi gắm một hi vọng nhận lời của Thúy Vân.“Chịu” là đẩy Vân vào tình thế mặc nhiên phải chấp nhận dẫu chưa biết đó là chuyện gì. “Chịu” là ép buộc để cho người thương mình sẽ nhận lời.“Ngồi lên cho chị lạy” là tư thế của người chịu ơn với ân nhân của cuộc đời mình. Tức là chỉ mình em có thể nhận lời gửi gắm của con người sắp đi xa.Trao duyên cho em bởi em còn trẻ, còn một tương lai tươi sáng ở phía trước. Em có thể xây dựng lại hạnh phúc cho mình bắt đầu từ hôm nay. Chứ không phải là một cuộc đời tăm tối như chị.Với nỗi đau đớn trong cuộc đời. Kiều đã mượn nỗi quan hệ thiêng liêng là tình máu mủ để giải quyết một mối quan hệ thiêng liêng nữa là tình yêu đôi lứa. Lời thỉnh cầu đầy cảm động đã dọn đường từ trái tim Kiều đến trái tim Vân.

Xem thêm: Trọng Lượng Là Gì Vat Ly 6 ? Công Thức Tính Trọng Lượng? Công Thức Tính Trọng Lượng Lớp 6

2.Trao kỉ vật và dặn dò em

Kỉ vật Kiều trao cho em là chiếc vành gắn liền với buổi đầu gặp gỡ. Chiếc vành, bức tờ mây ghi lời thề chung thủy của Kim Kiều trong buổi thề nguyền gợi lên mối tình đầu trong sáng.Hai chữ “của chung” gượng gạo mâu thuẫn vì kỉ vật tình yêu chỉ thiêng liêng khi là riêng hai người. Thế nhưng của chung, tức là không phải là của em và Kim mà có cả chị trong đó. Kiều đang rơi vào sự giằng xé dữ dội trong tâm trạng. Giữa trao đi và không muốn trao đi, giữa mất và còn.Ngay sau khi trao kỉ vật, trong những lời dặn dò. Cảm giác mất mát còn hiện rõ lên trong tâm trí.“Ngày xưa” là thời gian tâm lý. Buổi thề nguyền vừa qua có mấy ngày thế mà trong khoảnh khắc chốc lát, tất cả đã trở thành ngày xưa.Dù cho mảnh hồn đó có trôi lạc nơi đâu thì vẫn mang nặng một lời thề trong tim, vẫn cứ tìm về.

Xem thêm: Chè Đậu Xanh Nước Cốt Dừa Bao Nhiêu Calo Và Ăn Chè Đậu Xanh Có Mập Không ?

3.Lời tạ từ gắn với chàng Kim

Hai chữ “bây giờ” đã đưa Kiều đang chiêm nghiệm về tương lai trở về thực tại phũ phàng. Bây giờ là trâm gẫy, là tơ duyên ngắn ngủi… đã dứt Kiều ra khỏi cuộc nói chuyện với Thúy Vân để hướng về chàng Kim.Kim Trọng là cội rễ của mọi nguồn đau. Là người mà Kiều nghĩ rằng không trả nghĩa thì không được. Khi trả nghĩa xong rồi thì Kiều mới nhận ra khoảng trống đáng sợ mà mình đã đánh mất đi hạnh phúc đang có.“Trâm gẫy gương tan” là hiện thực về tình yêu tan vỡ không thể hàn gắn được. “ Trăm nghìn là tất cả những tình cảm lớn lao dành cho Kim. Lạy chàng Kim, cái lạy hối nỗi ăn năn như một sự tạ từ“Đã đành” là sự thừa nhận mình là thân cánh bướm, là phụ nữ thì phải chấp nhận dòng đời xô đẩy, nước chảy thì hoa trôi.“Thôi thôi” , sự bất lực đành buông bỏ, đó là sự chấp chới tuyệt vọng, là sự tiếc nuối khi phải rời bỏ mối tình trong sáng. Đỉnh điểm của nỗi đau đớn là Kiều tự nhận nàng phụ chàng Kim.

III/ Kết bài: Kết luận chung về đoạn trích

Ví dụ: Qua đoạn trích Nguyễn Du đã thể hiện trái tim đôn hậu của mình trước tình yêu nam nữ tan vỡ qua cách nói có lớp lang. Thấy được tâm trạng thực, thấy được những biểu hiện đau đớn nhất của con người.


Gợi ý cho bạn